tai-chinh-ngan-hang

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo Ngành tài chính ngân hàng nhằm đào tạo các cử nhân kinh tế có hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, từ đó vận dụng các lý thuyết tài chính, ngân hàng để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế nói chung và thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Kiến thức:

– Kiến thức đại cương:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quân sự và rèn luyện sức khỏe;

+ Trình bày được các kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận vấn đề thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng.

– Kiến thức cơ sở ngành:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về tài chính tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, quản trị học, kế toán;

+ Trình bày được kiến thức ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

+ Trình bày được kiến thức tin học trong công tác Tài chính – Ngân hàng đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

+ Các kiến thức cơ sở ngành sẽ là sơ sở để nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của ngành.

– Kiến thức chuyên ngành:

+ Liệt kê, mô tả được các biểu mẫu, chứng từ ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, kế toán;

+ Liệt kê được quy trình thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ;

+ Trình bày được các kiến thức, nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng;

+ Liệt kê được các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; trình bày được các bước trong quy trình xử lý rủi ro tín dụng ngân hàng;

+ Trình bày được cách thức thực hiện các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;

+ Trình bày được một số chỉ tiêu tài chính sử dụng đánh giá tình hình kinh tế, ngân hàng và thị trường tài chính;

+ Trình bày và phân tích được được các chỉ tiêu tài chính để định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định tài sản và quản trị tài chính.

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

b) Kỹ năng:

Kỹ năng nhận thức:

+ Vận dụng tư duy, sáng tạo, giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm khi thực hiện công việc;

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp;

+ Lập luận, nghiên cứu, tính toán và phân tích dữ liệu, xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề trong công việc;

+ Ứng dụng được công nghệ thông tin cơ bản trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

+ Lập được kế hoạch tổ chức và thực hiện công việc theo kế hoạch;

+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  Kỹ năng thực hành nghề:

+ Lập được các chứng từ, phân loại, kiểm tra, xử lý các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, quản trị tài chính, môi giới chứng khoán;

+ Thực hiện được các công việc theo các bước trong quy trình của nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán…), kho quỹ, thẩm định tín dụng, quản trị tài chính, thẩm định tài sản, môi giới chứng khoán;

+ Hạch toán được các nghiệp vụ kế toán, lập được các báo cáo theo quy định của pháp luật.

+ Dự báo, phát hiện được các rủi ro tín dụng, đề ra được các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng;

+ Thực hiện được các bước xử lý rủi ro tín dụng;

+ Áp dụng được các phương pháp, các công thức tính toán để phân tích tài chính;

+ Tính toán, phân tích được các chỉ tiêu tài chính thực hiện công việc định giá giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản, quản trị tài chính;

+ Thực hiện được việc phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính – Ngân hàng;

+ Vận dụng được lý thuyết vào nghiên cứu khoa học, thực tiễn và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  1. c) Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;

– Cần cù, chịu khó, sáng tạo, cầu tiến trong công việc;

– Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo và tổ chức;

– Thực hiện nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

– Đoàn kết, hợp tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;

– Làm việc có phương pháp khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;

– Tự tin, chủ động trong xác định mục đích, yêu cầu công việc, cách thức thực hiện công việc;

– Phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao;

– Tự đánh giá được kết quả công việc của bản thân và kết quả công việc của nhóm;

– Thích nghi và xử lý được những vấn đề phức tạp, thích ứng được khi điều kiện làm việc thay đổi;

– Chịu được áp lực công việc;

– Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

  1. d) Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tài chính – Ngân hàng trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Giao dịch – thanh toán;

– Kho quỹ;

– Tín dụng;

– Xử lý nợ;

– Thẩm định tài sản;

– Môi giới chứng khoán;

– Quản trị tài chính;

– Kế toán.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:

– Số lượng môn học, mô đun: 34

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 100 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2,065 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 835 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1,575 giờ, kiểm tra: 100 giờ.

– Thời gian khóa học: 2,5 năm