tin-hoc-ung-dung

TIN HỌC ỨNG DỤNG

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1 Mục tiêu chung

Nghề Tin học ứng dụng trình độ trung cấp được xây dựng trên cơ sở ứng dụng tin học phục vụ công tác văn phòng, là nghề làm các công việc cài đặt, vận hành, bảo dưỡng phần mềm máy tính, các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công tác nghiệp vụ văn phòng cho các cán bộ, nhân viên hành chính ở các cơ quan, đơn vị hành chính cũng như các công ty nhà máy, xí nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Tin học ứng dụng trong công tác văn phòng có các nhiệm vụ chính sau:

– Cài đặt, vận hành, bảo trì phần mềm máy tính;

– Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ trong văn phòng;

– Khai thác, trao đổi thông tin trên mạng;

– Bảo trì hệ thống máy tính; Sửa chũa máy văn phòng

– Cài đặt, quản trị hệ thống mạng máy tính;

– Thiết kế logo, thiệp mời, băng rôn, bảng quảng cáo;

– Chỉnh sửa hình ảnh;

– Tạo lập và lưu trữ dữ liệu các thông tin của cơ quan, doanh nghiệp thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin;

– Quản trị nội dung trang tin điện tử của cơ quan, doanh nghiệp.

Người làm nghề Tin học ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng cần có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường đòi hỏi tính chính xác, tính sẵn sàng cao để bảo đảm duy trì hoạt động cho các thiết bị; có khả năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp một cách hiệu quả.

1.2 Mục tiêu cụ thể

– Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính;

+ Liệt kê được các thành phần cơ bản về hệ thống máy tính;

+ Nhận diện được các loại phần mềm và cách cài đặt lên máy tính;

+ Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

+ Liệt kê được các nguy cơ mất dữ liệu;

+ Nhận diện được các lỗi thường gặp trong phần cứng và phần mềm máy tính.

+ Trình bày được nguyên tắc cài đặt, cấu hình, vận hành, quản trị và bảo trì hệ thống mạng máy tính;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

– Kỹ năng:

+Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

+Soạn thảo được văn bản với các tính năng chuyên dụng và nâng cao.

+Soạn thảo được trình chiếu cơ bản và nâng cao

+Tạo lập và tính toán nâng cao với bảng tính, tổng hợp, báo cáo được số liệu;

+Xử lý được các sự cố cơ bản liên quan tới phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính;

+ Lắp ráp bảo trì được máy tính cá nhân.

+Sửa chửa được các thiết bị  máy văn phòng

+Quản trị được các nội dung cho các trang tin điện tử;

+Tạo và chỉnh sửa được hình ảnh cơ bản;

+Thiết kế được logo, thiệp mời, băng rôn, bảng quảng cáo;

+ Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị được hệ thống mạng sử dụng Windows Server;

+ Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;

+ Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận;

+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

+ Làm việc độc lập trong điều kiện, bối cảnh làm việc thay đổi;

+ Hướng dẫn tối thiểu, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

+ Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề tin học ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tạo lập lưu trữ dữ liệu;

– Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính cá nhân;

– Sửa chữa thay thế thiết bị máy văn phòng;

– Cài đặt và quản trị hệ thống mạng;

– Thiết kế, in quảng cáo;

– Tạo lập và quản lý nội dung trang Web.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Tin học ứng dụng trong lĩnh vực văn phòng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:

– Số lượng môn học, mô đun: 23

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 63 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1560 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 425 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1300 giờ; Kiểm tra 90 giờ (chưa kể thi kết thúc môn học và thi tốt nghiệp)

– Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở là 1.020 giờ theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo